Olympic Và Sự Thật Khắc Nghiệt Trong Công Tác Chống Doping

1025 lượt xem

Olympic là ước mơ, là hy vọng không chỉ của mỗi cá nhân vận động viên mà còn cả một đất nước phía sau. Ai cũng muốn mình là cái tên được góp mặt trong sân chơi lớn nhất sự nghiệp đồng thời mang về những danh hiệu cao quý. Nhưng đôi khi cái sự nghiệp ấy lại bị hủy hoại bởi một chất gọi là Doping. Vậy nó là gì mà nguy hiểm đến vậy hãy cùng theo dõi bài viết sau của OK9 để có câu trả lời nhé!

Hiểu đúng về Doping

Trên thực tế Doping không phải là một thứ gì đó quá xa lạ, chúng tồn tại xung quanh chúng ta ở mọi nơi. Nhưng do không quan tâm nên chẳng ai biết đến tên gọi này. Tuy nhiên, khi mà mùa Olympic sắp trở lại trên đất Pháp chúng câu chuyện này đã quay trở lại và nóng hơn bao giờ hết.

Doping là gì?

Doping trong thể thao nói chung và Olympic nói riêng là dùng để chỉ việc sử dụng các chất cấm, kích thích không hợp lệ để có thể cải thiện hiệu suất khi thi đấu. Các chất này thường có thành phần chủ yếu đến từ steroid, hormone tăng trưởng và chất kích thích.

Doping chất chất cấm tại Olympic Paris
Doping chất chất cấm tại Olympic Paris

Phân dạng và cơ chế tác động của Doping với VĐV Olympic

Hiện nay theo nhiều tổ chức quy định thì có ba dạng doping thường thấy thấy trong thi đấu. Phân loại này dựa trên cơ chế tác động của chúng lên cơ thể VĐV, cụ thể:

  • Doping máu: Dạng này thường liên quan đến việc sử dụng các hormone erythropoietin (EPO hoặc NESP). Đây là hoạt chất giúp kích thích hồng cầu trong máu hoạt động với công suất cực đại. Do đó, làm tăng cường số lượng hồng cầu giúp quá trình bơm oxy nhiều hơn giúp cải thiện sức mạnh và tốc độ của VĐV.
  • Doping cơ: Loại này thường thấy và hay được sử dụng với mục đích sai trái nhất. Cụ thể chúng thường là những steroid đồng hóa và hormone peptit (EPO) và Trimetazidine. Những chất này có khả năng kích thích cơ thể sản sinh Androgen nhằm giúp các cơ bắp phát triển mạnh mẽ. Từ đó, tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh của VĐV.
  • Doping thần kinh: Loại doping này bao gồm việc sử dụng các chất kích thích như amphetamin và cocain. Những chất này có khả năng ngăn chặn sự kiểm soát và phản hồi của cơ bắp đối với hệ thần kinh. Giúp vận động viên duy trì hoạt động mạnh mẽ ngay cả khi cảm thấy mệt mỏi.
Xem thêm  Quang Hải Nhận Lót Tay 27 Tỷ Tiếp Tục Gắn Bó CLB CAHN

Bởi là một yếu tố tác động trực tiếp lên cơ thể người dùng nên dù có lợi đến đâu thì cũng gây bất công trong thi đấu. Vậy nên, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hợp chất này bị cấm sử dụng trong thi đấu Olympic.

Cơ chế và cách thức hoạt động của doping
Cơ chế và cách thức hoạt động của doping

Tác động tiêu cực của Doping lên sức khỏe VĐV

Ngoài việc gây mất cân bằng thi đấu thì việc Olympic nói không với chất này đến từ sự bào mòn sức khỏe. Cụ thể dưới đây là một số tác động tiêu cực đến cơ thể VĐV tiêu chuẩn của Olympic:

  • Rối loạn hormone, đặc biệt khi sử dụng dòng có steroid gây ức chế sản sinh các yếu tố nội tiết.
  • Doping làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nếu sử dụng trong khoảng thời gian đủ lâu.
  • Gan và thận là hai cơ quan chịu trách nhiệm loại bỏ chất độc và chất thải khỏi cơ thể. Khi sử dụng doping chức năng này giảm, dẫn đến tích tụ độc tố và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Chất cấm làm tăng nguy cơ ung thư cho người sử dụng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng steroid anabolic có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư nhất định, cũng như các vấn đề tim mạch.

Olympic Paris và cuộc chiến chống Doping

Olympic Paris 2024 không chỉ là một sự kiện thể thao quốc tế mà còn là công tác duy trì sự công bằng và sạch sẽ trong thể thao. Với việc áp dụng các quy định phòng chống doping nghiêm ngặt, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và các tổ chức liên quan đã thể hiện quyết tâm đẩy lùi vấn nạn này.

Xem thêm  Tiểu sử Và Lịch Thi Đấu Everton Tại Premier League 2024-2025

Để thực hiện nhiệm vụ này, IOC đã giao trách nhiệm tổ chức và quản lý kiểm tra doping tại Olympic cho Cơ quan Kiểm tra Quốc tế (ITA). Được biết đây là một cơ quan độc lập chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm rà soát doping cho Thế vận hội.

Đồng thời, Olympic Paris 2024 đã chọn hợp tác với Cơ quan chống doping Pháp (AFLD). Đây là một cơ quan công quyền độc lập chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động chống doping tại Pháp. Hơn 1.000 người sẽ tham gia vào các giai đoạn chống doping khác nhau. Với khoảng 800 người sẽ đóng vai trò như người hộ tống để thông báo cho vận động viên về các bài kiểm tra của họ.

Cuộc chiến chống lại chất cấm tại Paris Olympic
Cuộc chiến chống lại chất cấm tại Paris Olympic

Việt Nam chuẩn bị ra sao tại Olympic Paris

Để chuẩn bị cho sự kiện này, Việt Nam đã triển khai một loạt biện pháp chống doping tiên tiến và toàn diện. Thể hiện quyết tâm không chỉ của ngành thể thao mà còn của cả quốc gia trong việc xây dựng một môi trường thi đấu lành mạnh và công bằng.

Kiểm tra Doping nghiêm ngặt

Đây là bước đi ưu tiên mà mọi vận động viên muốn có mặt tại Paris phải trải qua. Theo thông tin mới nhất toàn bộ đoàn VĐV gồm 16 tuyển thủ đã tham gia lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 17/7. Điều này không chỉ giúp phát hiện sớm những trường hợp vi phạm, đồng thời xử lý nhanh chóng tránh ảnh hưởng đến nước nhà.

Đào tạo kiến thức lý thuyết

Bên cạnh đó, việc đào tạo kiến thức về phòng chống doping cũng được đặt lên hàng đầu. Các VĐV phải hoàn thành bài kiểm tra kiến thức theo chứng chỉ ADE của Tổ chức Phòng, Chống Doping Quốc tế (WADA) được triển khai từ năm 2018. Đảm bảo rằng họ hiểu rõ về các quy định và hậu quả của việc sử dụng chất cấm.

Hoàn tất kiến thức trước khi tham dự Thế vận hội
Hoàn tất kiến thức trước khi tham dự Thế vận hội

Tập huấn kiến tập tại chỗ

Đây là một trong những chương trình thường niên nhằm nâng cao nhận thức về chất cấm. Mang đến những thông tin hữu ích về khâu quản lý thực phẩm cũng sử dụng thuốc. Tránh những trường hợp dương tính không đáng có do sự vô ý đến từ vận động viên Olympic.

Xem thêm  Champions League 2024-2025 - Những Đổi Mới Siêu Cuốn Hút

Sự khắc nghiệt trong công tác chống Doping

Vấn đề chất cấm luôn là mối quan ngại không chỉ ở tại Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu, đặc biệt tại các kỳ thể thao quốc tế như Olympic. Các trường hợp vi phạm không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động đến tiếng nói của đoàn thể thao.

Cụ thể trường hợp các vận động viên thể dục cụ năm 2008 và đô cử Trần Quốc Toàn năm 2012 là những ví dụ điển hình cho thấy tầm quan trọng trong quản lý chất cấm. Bởi nó không những làm mất đi cơ hội thi đấu của họ mà còn tạo tiến xấu cho đoàn thể thao Việt Nam trong những năm về sau.

Tuy nhiên, việc Trần Lê Quốc Toàn cuối cùng được công nhận là người giành Huy chương Đồng sau khi mọi việc sáng tỏ. Đồng thời phát hiện đô cử Valentin Hristov bị phát hiện dương tính với chất cấm. Đây là một minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo tính minh bạch và công bằng.

Và gần đây nhất với sự việc 5 vận động viên Việt Nam bị phát hiện dương tính với doping tại Seagame 31 càng làm tăng thêm tính cấp bách của vấn đề này. Tuy nhiên, khi đào sâu vấn đề chúng ta biết được rằng họ vi phạm do trong quá trình sử dụng thực phẩm có chứa doping, điều đó hoàn toàn vô ý. Vậy nên, đây là lời nhắc nhở về tầm quan trọng trong kiểm tra và hiểu biết về thực phẩm mà VĐV nạp vào.

Cái kết của doping tại Thế vận hội
Cái kết của doping tại Thế vận hội

Lời kết

Trên đây là những điều cần biết về công tác doping tại Olympic Paris năm nay. Hy vọng những trường hợp đáng tiếc sẽ không còn xảy ra với nền thể thao Việt Nam. Và nếu bạn cần thêm những thông tin tương tự đừng quên truy cập tin tức OK9 ngay để không bỏ lỡ bất kỳ câu chuyện thú vị nào.

Open this in UX Builder to add and edit content